1. Một số vấn đề cần biết về văn thuyết minh
Trước khi đi đến chi tiết cách làm bài văn thuyết minh chúng ta cùng ôn lại kiến thức về thể loại này. Việc nắm rõ phần kiến thức căn bản sẽ giúp chúng ta làm bài tốt hơn.
1.1. Định nghĩa văn thuyết minh
Văn thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Vì cung cấp tri thức, nên làm văn thuyết minh cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Tri thức trong cung cấp phải khách quan, xác thực, hữu ích cho mọi người.
- Cách trình bày chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
- Một yêu cầu cao hơn là người viết cần sử dụng yếu tố miêu tả, biện pháp nghệ thuật làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, hấp dẫn.
1.2. Có những phương pháp thuyết minh nào?
Trong cách làm văn thuyết minh, người viết có thể sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp nêu định nghĩa.
- Phương pháp liệt kê.
- Phương pháp nêu ví dụ.
- Phương pháp dùng số liệu.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân loại, phân tích.
2. Hướng dẫn cách làm bài văn thuyết minh lớp 8 hay và chi tiết
Khác với cách làm bài văn nghị luận xã hội, bài văn thuyết minh yêu cầu người viết phải khách quan. Ngoài ra, trong quá trình viết phải sử dụng các phương pháp thuyết minh để làm rõ được vấn đề. Hơn nữa, để bài văn không quá nhàm chán, khô cứng người viết phải sử dụng các biện pháp nghệ thuật (nhưng không được sa đà, lạc đề). Cụ thể các bước làm bài văn thuyết minh lớp 8 như sau.
2.1. Các bước làm bài văn thuyết minh
Bước 1:
- Xác định đối tượng thuyết minh.
- Sưu tầm, ghi chép và lựa chọn các tư liệu cho bài viết.
- Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
- Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.
Bước 2: Lập dàn ý.
Bước 3: Viết bài văn thuyết minh.
2.2. Cách làm một số dạng đề bài văn thuyết minh lớp 8
Có khá nhiều dạng đề thi văn thuyết minh, mỗi dạng đề sẽ có cách làm khác nhau. Dưới đây là một số dạng đề cơ bản thường gặp ở chương trình lớp 8 mà các em học sinh có thể tham khảo.
2.2.1. Văn thuyết minh đồ vật
- Cấu tạo của đồ vật
- Các đặc điểm của đồ vật
- Lợi ích của đồ vật
- Tính năng hoạt động của đồ vật
- Cách sử dụng, cách bảo quản
2.2.2. Văn thuyết minh về loài vật
- Nguồn gốc loài vật
- Đặc điểm loài vật
- Hình dáng loài vật
- Lợi ích loài vật đó.
2.2.3. Dạng đề thuyết minh về thể loại văn học (ví dụ thể thơ…)
- Nêu một định nghĩa chung về thể thơ.
- Nêu các đặc điểm của thể thơ.
- Số câu, chữ.
- Quy luật bằng trắc.
- Cách gieo vần.
- Cách ngắt nhịp.
- Cảm nhận về vẻ đẹp, nhạc điệu của thể thơ.
Bạn có thể tham khảo thêm cách làm thơ lục bát để biết thêm định nghĩa, thông tin về thể thơ này nhé.
2.2.4. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử
- Vị trí địa lí.
- Những cảnh quan làm nên vẻ đẹp đặc sắc của đối tượng.
- Những truyền thống lịch sử, văn hoá gắn liền với đối tượng.
- Cách thưởng ngoạn đối tượng.
2.2.5. Đề bài là một danh nhân văn hoá
- Hoàn cảnh xã hội của danh nhân đó
- Thân thế và sự nghiệp
- Đánh giá xã hội về danh nhân
3. Cách lập dàn ý làm bài văn thuyết minh lớp 8 chi tiết nhất
Dưới đây là cách làm bài văn thuyết minh lớp 8 với một đề cụ thể. Các em học sinh có thể tham khảo cách làm này nhé. Ví dụ đề bài: Em hãy thuyết minh về một loài hoa trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
3.1. Cách làm mở bài
- Giới thiệu chung về một loài hoa trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Ở đây các em học sinh tùy chọn hoa đào hoặc hoa mai hay hoa khác trong ngày Tết. Lưu ý cần chọn hoa nở vào mùa xuân, trong sự vui tươi, náo nức của Tết cổ truyền.
- Giới thiệu qua về loài hoa này.
3.2. Các bước làm thân bài
- Nêu đặc điểm chung của loài hoa: Hoa đào là loài hoa đặc trưng cho Hà Nội, biểu tượng cho mùa xuân và sức sống của miền Bắc.
- Phân loại các loài hoa: đào bích, đào phai, đào bạch…
- Đặc điểm của hoa: Là loài cây thân gỗ, nở vào mùa xuân.
- Ý nghĩa tinh thần của loài hoa: Mọi người chuộng chơi đào ngày tết vì hoa đào đem lại sự may mắn, phúc lộc đầu năm.
- Tình cảm gắn bó với hoa đào (nếu có kỷ niệm nào với loài hoa này học sinh nên kể vào).
3.3. Cách làm kết bài văn thuyết minh
- Nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa đào trong cuộc sống tinh thần của người Việt nói chung và bản thân nói riêng.
- Hoa đào là biểu hiện những đức tính, tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam; góp phần tô điểm sắc xuân thêm vui tươi và đầm ấm.
4. Những lưu ý trong cách làm bài văn thuyết minh
- Cần xác định rõ đối tượng thuyết minh. Tìm hiểu những tài liệu liên quan đối tượng để có những hiểu biết nhất định và cần thiết để hình thành bài làm văn.
- Sắp xếp các tri thức mà mình tìm hiểu được theo một trình tự hợp lý nhất định, tránh lặp ý và sót ý.
- Nên lập dàn ý trước khi viết bài văn để đảm bảo bài văn đầy đủ ý.
- Sau khi hình thành bài văn cần đọc và soát lại những lỗi trong bài và đảm bảo cho bài văn được mạnh lạc, trôi chảy.
Như vậy với cách làm bài văn thuyết minh chi tiết ở trên các em học sinh có thể áp dụng cho các dạng đề còn lại. Vài thể loại này cần viết chân thực, cung cấp tri thức đúng nên nếu thông tin chưa được xác thực thì cần tránh đưa vào bài làm nhé. Chúc các em làm bài thi thật tốt và đạt điểm cao.
Đức Lộc