1. Tìm hiểu về đặc điểm, yêu cầu và phương pháp làm bài văn tự sự
Trước khi đi đến chi tiết mẹo tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự, chúng ta cùng ôn lại kiến thức về văn tự sự. Bên cạnh đó là những đặc điểm, yêu cầu và phương pháp làm bài văn dạng này nhé.
1.1. Đặc điểm và những yếu tố cơ bản của bài văn tự sự
Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc. Bao gồm sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Bài văn tự sự thường có những yếu tố cơ bản sau:
- Sự việc: Các sự kiện xảy ra.
- Nhân vật: Người làm ra sự việc (gồm nhân vật chính và nhân vật phụ)
- Cốt truyện: Trình tự sắp xếp các sự việc.
- Người kể: Có thể là một nhân vật trong câu chuyện hoặc người kể vắng mặt.
1.2. Các yêu cầu tìm hiểu đề và cách làm của bài văn tự sự ở chương trình Ngữ văn lớp 6
Thông thường ở chương trình Ngữ văn lớp 6 sẽ có 2 dạng bài văn tự sự và yêu cầu như sau:
Bài văn tự sự kể chuyện đời thường:
- Học sinh biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
- Học sinh cần trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
- Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.
Với bài tự sự kể chuyện tưởng tượng:
- Học sinh cần biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
- Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng.
2. Hướng dẫn các bước tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự lớp 6
Với đề bài yêu cầu làm bài văn tự sự nói chung các em thực hiện theo các bước như sau.
2.1. Tìm hiểu đề
- Tìm hiểu đề yêu cầu các em đọc kỹ đề
- Sau đó gạch chân những từ trọng tâm
- Cuối cùng xác định đúng yêu cầu của đề bài
2.2. Lập ý
- Bước này các em cần xác định những ý chính cần có trong bài.
- Ví dụ như nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa…
Bước lập ý rất quan trọng trong cách làm bài văn tự sự. Ví dụ: Đề thi yêu cầu kể về Thánh Gióng, học sinh cần lập được các ý như sau:
- Sự ra đời có tính chất kỳ ảo của nhân vật Thánh Gióng.
- Lời nói đầu tiên kỳ lạ của Thánh Gióng.
- Sự lớn lên đầy kinh ngạc của Thánh Gióng.
- Cách Thánh Gióng đánh tan giặc Ân.
- Cùng ngựa sắt bay lên trời.
- Dấu tích chiến công còn in đậm trên quê hương
2.3. Tìm hiểu đề và cách lập dàn ý làm bài văn tự sự lớp 6
- Khi đã lập ý xong, các em học sinh sắp xếp chúng theo một trình tự nhất định.
- Các ý được sắp xếp vào 3 phần (mở, thân và kết bài). Lưu ý bước này nhưng viết cụ thể.
2.4. Viết bài văn tự sự
- Bước này các em viết thành văn từ các ý chính nêu trong phần lập dàn ý.
- Khi viết tránh lặp lại ý với nhau.
3. Hướng dẫn soạn bài tìm hiểu từng dạng đề và cách làm bài văn tự sự lớp 6
Tuỳ theo từng dạng bài tự sự ở lớp 6 để có cách trình bày dàn ý và viết bài cho phù hợp. Dưới đây là một vài gợi dẫn của Cachlam.com.vn.
3.1. Dạng bài kể lại một câu chuyện đã được học bằng lời văn của em
- Yêu cầu cốt truyện không thay đổi.
- Chú ý phần sáng tạo trong mở bài và kết luận.
- Diễn đạt sự việc bằng lời văn của cá nhân cho linh hoạt trong sáng.
3.2. Cách làm bài văn tự sự và tìm hiểu dạng đề kể về một người
- Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào.
- Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể.
- Cần tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
3.3. Cách làm bài văn tự sự với dạng đề kể về sự việc đời thường
- Hình dung một việc cần kể phù hợp với thực tế.
- Sắp xếp sự việc theo thứ tự nhằm nổi bật ý nghĩa câu chuyện
- Lựa chọn ngôi kể cho đúng yêu cầu của bài văn.
3.4. Cách làm bài văn tự sự với dạng đề kể một câu chuyện tưởng tượng
- Thay đổi hay thêm phần kết của một câu chuyện dân gian.
- Hình dung gặp gỡ các nhân vật trong truyện cổ dân gian.
- Tưởng tượng gặp gỡ những người thân trong giấc mơ…
4. Bài tập tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự lớp 6
Để giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về các bước tìm hiểu đề làm bài văn tự sự, chúng tôi sẽ đưa ra một bài văn cụ thể kèm hướng dẫn. Các em học sinh có thể tham khảo cách làm bài văn này nhé.
Ví dụ đề thi: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
4.1. Cách làm mở bài
- Giới thiệu chung về câu chuyện em thích nhất. Ở đây chúng tôi chọn câu chuyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Giới thiệu hoàn cảnh, các nhân vật chính.
4.2. Cách tìm hiểu đề và làm thân bài văn tự sự lớp 6
Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự ông lão đánh cá ra biển 5 lần theo yêu cầu của mụ vợ:
- Lần 1: Mụ đòi cá giúp chiếc máng lợn mới.
- Lần 2: Mụ vợ quát to hơn, đòi một cái nhà rộng.
- Lần 3, mụ vợ “mắng như tát nước” vào mặt ông lão, đòi ông xin cá vàng cho mụ làm nhất phẩm phu nhân.
- Lần 4, mụ vợ “nổi trận lôi đình” đòi cá cho làm nữ hoàng.
- Lần 5, mụ đòi làm Long Vương, bắt cá hầu hạ.
4.3. Cách làm kết bài
- Kết thúc câu chuyện, mụ vợ trở về ngồi bên cạnh chiếc máng lợn cũ rách nát.
- Bài học ý nghĩa mình rút ra từ câu chuyện rằng “tham thì thâm”.
Như vậy bài viết trên đã giới thiệu các bước tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự chi tiết. Các em học sinh nhớ đọc kỹ để nắm vững và làm bài tập thật tốt nhé. Ngoài ra, để làm một bài văn hay, dù bất cứ thể loại nào, theo chúng tôi các em nên tập thói quen đọc sách để nâng cao kiến thức lẫn cách hành văn nhé. Mến chúc các em đạt điểm cao trong kỳ thi sắp tới!
Đức Lộc