1. Bột nếp được làm từ gì? Dùng để làm gì?

Bột nếp là một loại bột được sản xuất từ gạo nếp. Sau khi xay gạo nếp sẽ có thành phẩm là một loại bột có màu trắng tinh, mềm mịn. Trong loại bột này có chứa chất amylopectin nên khi cho nước vào sẽ tạo được sự kết dính, dẻo và dai để chế biến món ăn.

Từ ngày xưa đến nay, loại bột này được người Việt Nam sử dụng để nấu chè, nấu xôi, làm bánh rán, bánh phồng, bánh dày, bánh nếp nhân thịt hoặc nhân đậu xanh,…

Bột nếp là một loại bột được làm từ gạo nếp. Ảnh: Internet
Bột nếp được làm từ gạo nếp. Ảnh: Internet

2. Cách chọn bột nếp

2.1. Chọn bột theo nhu cầu sử dụng

Hiện nay có hai loại bột nếp là bột chín và bột khô xay ướt. Chính vì vậy, bạn có thể tùy vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn loại bột mình đang cần.

  • Trường hợp bạn cần làm các loại bánh in hoặc bánh dẻo thì hãy dùng bột chín để rắc lên. Bởi vì bột nếp chín đã được rang chín, xay thành bột mịn nhỏ và thơm nên sử dụng được luôn mà không cần chế biến.
  • Trường hợp bạn làm các món ăn truyền thống như các loại bánh cần chế biến như chè trôi nước, bánh ít lá gai,… thì hãy chọn bột nếp khô xay ướt. Dòng bột này sau khi được làm sạch, ngâm trong nước cho đến khi nở ra rồi đem đi xay sau đó làm khô.

2.2. Chọn bột nếp tự nhiên

Một số bạn sẽ kỹ tính trong việc lựa chọn các loại bột vì đối tượng sử dụng là người nhạy cảm. Chính vì vậy loại bột Organic là dòng bột được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ nghiêm ngặt với nhiều điều kiện khắt khe như không sử dụng thuốc trừ sâu, không các chất độc hại,… nên sẽ đạt được chất lượng cao sau khi thu hoạch.

Chọn bột nếp tự nhiên. Ảnh: Internet
Chọn bột nếp tự nhiên. Ảnh: Internet

2.3. Chọn bột nếp từ nguồn gốc xuất xứ

Để chọn được loại bột chất lượng thì cần phải chú ý đến điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu cũng như giống nếp khác nhau sẽ cho ra sản phẩm có chất lượng tốt. Và trên thị trường có nhiều loại nên bạn có thể lựa chọn sản phẩm quen thuộc, hương vị như bột Thái làm từ nếp Thái, bột Nhật Bản,….

2.4. Chọn theo trọng lượng của gói bột

Trên thị trường có nhiều loại bột được đóng gói từ 400g, 500g, đến 1kg. Loại bột này nếu mở gói sẽ không bảo quản được lâu nên hãy tùy vào nhu cầu sử dụng để chọn trọng lượng gói phù hợp và dùng hết trong thời gian ngắn nhất.

3. Top 10 bột nếp mịn, chất lượng tốt nhất hiện nay

3.1. Nếp Tài Ký

  • Thương hiệu: Taky Food (Việt Nam)
  • Giá tham khảo: ~20.000 đồng

Tài ký là một thương hiệu bột có từ lâu đời chuyên cung cấp các sản phẩm về bột chất lượng và đa dạng. Bột nếp của hãng được làm từ 100% gạo nếp và trong 100g bột có chứa 358 Kcal. Sử dụng bột để làm bánh sẽ có độ dẻo dai, hương thơm đặc trưng khiến thành phẩm cực kỳ hấp dẫn.

Bột nếp Tài Ký. Ảnh: Internet
Bột Tài Ký. Ảnh: Internet

3.2. Bột gạo nếp hữu cơ Thái Lan

  • Thương hiệu: Pornkamon Rice Flour Mills (Thái Lan)
  • Giá tham khảo: ~39.000 đồng

Khác với một số loại bột khác ở trên thị trường thì đây là dòng bột đạt tiêu chuẩn USDA Organic. Bột gạo đã được ngâm sau đó xay ướt thành dạng bột khô nên hương vị bột khi chế biến sẽ ngon, dễ tiêu hơn nhờ loại bỏ các chất kháng dinh dưỡng.

3.3. Bột nếp Jadeleaf Thái

  • Thương hiệu: Jadeleaf (Thái Lan)
  • Giá tham khảo: ~57.000 đồng

Bột Jadeleaf của Thái được sản xuất từ 100% gạo nếp nguyên chất nhập khẩu. Sản phẩm được kiểm định chất lượng và an toàn trước khi sử dụng. Đặc tính của dòng bột này là dẻo, dai, mềm mịn nên dễ dàng chế biến các món ăn một cách ngon và hấp dẫn nhất.

Bột nếp Jadeleaf Thái. Ảnh: Internet
Bột Jadeleaf Thái. Ảnh: Internet

3.4. Bột Phú Hải Nano Curcumin

  • Thương hiệu: Phú Hải (Việt Nam)
  • Giá tham khảo: ~39.000 đồng

Bột Phú Hải có thành phần 99,75% bột gạo nếp và 0,25% Nano Curcumin. Sản phẩm được bổ sung tinh chất nghệ nano nên vừa làm hương vị bánh thêm đặc biệt cũng như tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn hoàn toàn yên tâm vì thành phẩm hoàn toàn tự nhiên, không chứa chất bảo quản.

3.5. Bột nếp New Grade

  • Thương hiệu: New Grade (Thái Lan)
  • Giá tham khảo: ~23.000 đồng

New Grade là thương hiệu bột nổi tiếng ở Thái Lan với nhiều dòng bột như bột năng, bột báng,… Thành phần chính của sản phẩm được làm từ 100% bột gạo nếp nên chất lượng luôn được đảm bảo. Ngoài ra đây là sản phẩm sản xuất tại Thái nhưng có nhãn phụ in tiếng Việt với đầy đủ thông tin cho người mua tham khảo.

Bột nếp New Grade. Ảnh: Internet
Bột New Grade. Ảnh: Internet

3.6. Bột nếp chín TVP Foods

  • Thương hiệu: TVP Foods (Thái Lan)
  • Giá tham khảo: ~50.000 đồng

Đây là dòng sản phẩm được kết hợp từ nếp và gạo dẻo đã được rang chín nên khi sử dụng có mùi thơm cực kỳ đặc trưng. Bột có trộn sẵn chất chống vón cục nên khi sử dụng sẽ giữ cho kết cấu mịn, dễ lấy, dễ làm và dễ rắc lên các bề mặt bánh.

3.7. Bột nếp AAA Sa Đéc

  • Thương hiệu: AAA Sa Đéc (Việt Nam)
  • Giá tham khảo: ~16.000 đồng

Khác với các sản phẩm bột nếp khác thì dòng bột AAA Sa Đéc được thiết kế dạng hạt lớn vì sản xuất theo quy trình truyền thống nên sẽ giữ được hương vị xưa. Bột sau khi chế biến sẽ có thành phẩm là những món ăn ngon, hấp dẫn không lẫn vào đâu được.

Bột AAA Sa Đéc. Ảnh: Internet
Bột AAA Sa Đéc. Ảnh: Internet

3.8. Bột nếp Vĩnh Thuận

  • Thương hiệu: Vĩnh Thuận (Việt Nam)
  • Giá tham khảo: ~19.000 đồng

Bột Vĩnh Thuận được sản xuất theo một dây chuyền hiện đại, công nghệ tiên tiến nên tạo được ra sản phẩm an toàn vệ sinh và không gây hại với sức khỏe người tiêu dùng. Bột Vĩnh Thuận là tinh bột nếp, màu trắng tự nhiên nên phù hợp để làm bánh cũng như nấu chè, khi ăn bạn sẽ cảm thấy bột dai trong miệng.

3.9. Bột nếp tinh khiết Đức Thịnh

  • Thương hiệu: Đức Thịnh (Việt Nam)
  • Giá tham khảo: ~16.000 đồng

Sản phẩm bột tinh khiết Đức Thịnh được làm từ nếp Thái nên sẽ cho được thành phẩm là lớp vỏ bánh mềm dai, thơm, Phần bột có kết cấu khá là mịn, không bị vón cục vì đã được sàng lọc kỹ nên không chứa bột thô. Chính vì vậy mà trong quá trình làm bánh dễ nhào bột và làm bánh nhanh chóng.

Bột tinh khiết Đức Thịnh. Ảnh: Internet
Bột tinh khiết Đức Thịnh. Ảnh: Internet

3.10. Bột nếp Thái Tố Quyên

  • Thương hiệu: Tố Quyên (Việt Nam)
  • Giá tham khảo: ~18.000 đồng

Bột của Tố Quyên được làm hoàn toàn từ nếp và không hề pha trộn thêm loại bột khác. Nhà sản xuất đã áp dụng công nghệ hiện đại để cho ra sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bột có màu trắng tự nhiên khi chế biến sẽ dẻo ngon. Một lưu ý khi sử dụng loại bột này là bạn chỉ cần nhồi bằng nước lạnh khoảng 25 độ và không cần sử dụng nước sôi để nhồi bánh.

4. Gợi ý một số món ăn ngon từ bột nếp

4.1. Bánh rán vừng

Đối với loại bánh này bạn chỉ cần nhào bột nếp, bột mì, đường và nước lại với nhau để có một hỗn hợp. Sau đó bạn có thể thêm nhân đậu hoặc thịt, vo tròn thành hình tròn, lăn qua vừng và chiên qua chảo dầu. Thành phẩm là lớp vỏ vàng cam cắn giòn tan, phần nhân đậu hơi ngọt ăn một lần là nhớ mãi.

Bánh rán vừng. Ảnh: Internet
Bánh rán vừng. Ảnh: Internet

4.2. Bánh phồng

Trộn đều bột nếp, bột đậu nành, nước cốt dừa và đường lại với nhau. Sau khi đã tạo được thành một khối bột thì chia bột rồi cán cho đến khi bột dẹt mỏng. Bạn khơi nắng nửa ngày rồi nướng bánh là sẽ ăn được ngay. Bánh có mùi thơm đặc trưng, vị béo của nước cốt dừa và nếp.

4.3. Bánh dày giò

Đây là một loại bánh mềm dày vừa phải và đậm vị nếp. Thường sẽ kẹp thêm một miếng giò chả để ăn cùng.

Bánh dày giò. Ảnh: Internet
Bánh dày giò. Ảnh: Internet

4.4. Bánh mật/bánh ngào

Món bánh gắn liền với tuổi thơ của nhiều bạn, đặc biệt là khi ăn lúc thời tiết lạnh. Bánh được làm từ nếp nấu cùng mật mía, thêm gừng. Nhiều nơi còn làm thêm nhân mặn để vào bánh để ăn cho mới lạ nữa đấy.

Với những chia sẻ về các loại bột nếp hy vọng đã giúp cho nhiều bạn lựa chọn được loại bột phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Cùng trổ tài thực hiện các món ăn từ loại bột này ngay nào!

Thủy Tiên tổng hợp