1. Hướng dẫn cách làm dấm táo thường tại nhà
Cách làm giấm táo rất đơn giản, bạn có thể tự thực hiện tại nhà để có sản phẩm nguyên chất, để dùng dần được lâu. Từ bất kỳ loại táo nào bạn mua ngoài siêu thị cũng có thể dùng làm dấm.
1.1. Nguyên liệu làm giấm táo
- Táo đỏ hoặc táo xanh
- 2 muỗng đường
- Nước lọc
- Hộp đựng có nắp, bằng thủy tinh hoặc sứ
- Vải mỏng hình vuông để đặt lên hũ đựng giấm
1.2. Cách làm giấm táo để lên men chuẩn
Bước 1: sơ chế táo
- Rửa sạch táo, sau đó cắt miếng vào chiếc bát lớn bằng thủy tinh sau đó cho nước lọc vừa đủ để nước ngập táo.
- Không đổ đầy hũ để tránh khi vặn chặt nắp nước sẽ bị trào ra ngoài. Cho tiếp đường và khuấy đều.
Bước 2: Lên men giấm táo
- Chọn một chiếc đĩa nhỏ hơn miệng hộp đựng, sau đó đậy lên táo. Đặt thêm một vật nặng lên trên táo. Có thể dùng viên đá sạch hoặc bịch nilon có nước để nén táo lại. Sau đó phủ lên hũ đững táo một khăn mỏng, sạch.
- Để nguyên hũ táo trong khoảng 1 tuần. Sau đó, trong lọ sẽ xuất hiện một ít nấm men nổi lên, các bạn chỉ cần dùng thìa gạt bỏ đi.
Bước 3: Lọc giấm táo
- Dùng rây để lọc giấm và cho vào lọ bảo quản. Trước khi vặn nắp lọ giấm, các bạn đặt lên mỗi lọ một tấm vải mỏng và đậy nắp lại. Tấm vải sẽ ngăn cho kim loại của nắp lọ không bị ăn mòn. Các bạn nên để các hũ giấm trong bếp thêm khoảng 6 tuần nữa.
- Khi đã có thành phẩm giấm, các bạn cũng không cẩn phải bảo quản tủ lạnh. Khi thấy giấm đục và bị lắng, bạn bỏ ra lọc lại rồi dùng tiếp.
2. Hướng dẫn cách làm giấm táo mèo
Táo mèo là đặc sản của vùng núi phía Bắc, có màu xám pha chút màu hồng, ăn có vị ngọt và hơi chát. Từ trước đến nay, táo mèo thường dùng để ngâm rượu, ngâm mật ong… để ăn vặt. Hiện nay táo mèo được sử dụng làm giấm khá nhiều nhờ các tác dụng tích cực của loại giấm này. Dưới đây là cách làm giấm táo mèo chi tiết.
2.1. Nguyên liệu làm giấm táo mèo ngon
- 300 gram táo mèo
- 1 lít nước ấm khoảng 40 – 50 độ
- 1 trái chuối sứ chín
- Hũ đựng bằng thủy tinh, khăn vải màng
Lưu ý: Chọn quả táo mèo nhỏ hoặc vừa, vỏ bên ngoài sần,ráp, có màu hồng trắng hoặc vàng là những quả táo ngon. Ngoài ra nên thử và chọn táo có vị chua nhẹ, hơi chát và không quá ngọt thì đấy là những quả táo tự nhiên và chuẩn vùng Tây Bắc.
2.2. Cách chế biến giấm táo mèo
Bước 1: sơ chế táo mèo
- Các bạn cắt bỏ phần đầu và phần đuôi của táo mèo, loại bỏ bụi bẩn và những phần bị hỏng để không ảnh hưởng đến chất lượng giấm.
- Cắt làm đôi quả táo và cho ngay vào một thau nước muối pha loãng trong khoảng 10 – 15 phút, vớt táo ra và cho ra rổ rồi để thật ráo nước.
Bước 2: Lên men giấm táo mèo
- Cho hết số táo đã rửa sạch vào hũ, cho thêm 1 trái chuối chín vào chung hũ. Các bạn có thể để nguyên trái chuối hoặc cắt lát nhỏ đều được.
- Đổ nước ấm vào hũ sao cho nước ngập hết phần táo. Sau đó dùng khăn, vải mùng hoặc giấy thấm dầu đậy kín nắp hũ.
- Đậy kín nắp hũ sẽ giúp giấm có sự trao đổi khí để giấm lên men nhanh hơn và không bị hỏng.
Bước 3: Bảo quản giấm táo mèo
- Bảo quản hũ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Các bạn ngâm táo trong 30 – 35 ngày là có thể sử dụng được.
- Giấm táo mèo khi hoàn thành sẽ có màu vàng đục và có một lớp màng mỏng trắng ở phía trên.
- Giấm có mùi thơm dễ chịu khi mở nắp hũ.
3. Công dụng của giấm táo tự làm và những lưu ý để sử dụng đúng cách
3.1. Công dụng của giấm táo
- Giấm táo chứa rất ít calories, nên bổ sung vào các món salad để giúp giảm cân một cách tự nhiên.
- Một nghiên cứu gần đây cho biết là sử dụng giấm táo giúp giảm lượng đường trong máu.
- Acid acetic có trong giấm táo có thể làm tăng khả năng hấp thụ các khoáng chất thiết yếu từ thức ăn, bao gồm canxi.
- Giấm táo trực tiếp làm giảm huyết áp, nếu bạn sử dụng chúng như một loại gia vị thay thế cho dầu ăn trộn hay muối trộn vào salad.
- Sử dụng một thìa giấm táo mỗi ngày sẽ giúp cân bằng được nồng bộ pH trong cơ thể và tăng cường khả năng kháng viêm.
- Bạn có thể làm giảm gàu trên mái tóc bằng cách pha loãng hai phần nước với một phần giấm táo và sử dụng nó để gột sạch tóc và da đầu của bạn.
- Để thoát khỏi những mùi này hôi trên bàn tay bạn, hãy đổ một hoặc hai muỗng canh dấm táo trên tay của bạn khi bạn rửa chúng với nước.
- Dùng một thìa giấm táo sẽ là mẹo vặt hay để bạn giảm nấc cụt đấy.
- Thêm một tách giấm táo vào bồn tắm và ngâm làn da của bạn ít nhất 10 phút để làm giảm tác hại xấu của ánh nắng mặt trời lên da bạn.
- Chỉ cần súc miệng giấm táo sau khi bạn đánh răng sẽ làm cho răng bạn trắng hơn đấy. Axít trong giấm táo có thể giúp phá vỡ mảng bám và tiêu diệt vi khuẩn trong miệng gây ra bệnh hôi miệng.
- Bạn chỉ cần kẹp vào nách của bạn một miếng bông thấm chút dấm táo, mùi hôi nách sẽ biến mất nhanh chóng và bạn sẽ không còn mùi khó chịu.
3.2. Lưu ý khi dùng giấm táo tại nhà
- Những người bị thương ở xương thì không nên dùng giấm. Giấm sẽ làm cho những vết thương ở xương đau nhức khó chịu, và làm cho vết gãy rất lâu lành.
- Axit trong giấm sẽ khiến cho túi mật co thắt và quặn đau. Những người bị viêm loét dạ dày không nên sử dụng giấm sẽ khiến vết loét ngày càng nghiêm trọng hơn.
4. Cách bảo quản giấm táo để sử dụng được lâu
- Nên bảo quản giấm thành phẩm bằng chai hoặc lọ bằng thủy tinh hoặc nhựa chất lượng tốt để bảo quản được lâu.
- Không nên chứa giấm táo trong các vật đựng bằng gốm, sứ. Thành phần chủ yếu của gốm sứ là đất nung nên khả năng sẽ có chứa các kim loại nặng. Đựng giấm trong gốm, sứ sẽ làm cho khả năng phơi nhiễm chất độc.
Ở trên là hai cách làm giấm táo chi tiết mà chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn. Với rất nhiều công dụng cho sức khỏe nên bạn hãy tự tay làm giấm táo để dùng thường xuyên nha. Đây chắc chắn là sẽ nguyên liệu giúp các món ngon mỗi ngày của gia đình thêm hương vị phong phú, thơm ngon đậm vị. Chúc bạn thành công với cách làm này.
Đức Lộc