1. Văn biểu cảm là gì? Văn biểu cảm về tác phẩm văn học là gì?
Trước khi đi đến cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học chi tiết, chúng ta cùng điểm qua hai khái niệm cơ bản. Bao gồm: (1) Văn biểu cảm, (2) Văn biểu cảm tác phẩm văn học. Việc hiểu rõ khái niệm là tiền đề quan trọng để các em học sinh viết đúng và đủ trong thể loại bài văn này.
1.1. Khái niệm văn biểu cảm
Văn biểu cảm là một thể loại văn học. Tuy nhiên khác với văn nghị luận, văn giải thích… văn biểu cảm yêu cầu người viết phải dùng tình cảm, cảm xúc của hình để đánh giá một hiện tượng, con người, khái niệm… Để thông qua đó giúp gửi đi một thông điệp, khơi gợi những suy tư, sự đồng cảm của người đọc bài viết.
Khi viết một bài văn biểu cảm, người viết có thể dùng các yếu tố của văn tự sự, miêu tả… để nhằm làm nổi bật vấn đề đang nói. Qua đó để làm bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách chân tình nhất. Trong văn chương, văn biểu cảm được dùng rất nhiều. Hoặc trong một vài thể loại văn viết khác, yếu tố biểu cảm vẫn được sử dụng để lồng ghép trong bài văn.
1.2. Bài văn biểu cảm có đặc điểm gì?
- Khác với làm văn nghị luận xã hội, văn biểu cảm phải luôn nhất quán một cảm xúc, tình cảm trong bài viết. Cụ thể tình cảm đề cập trong bài phải xuyên suốt toàn bài viết. Thể loại văn này yêu cầu người viết thể hiện thái độ yêu ghét rõ ràng.
- Tình cảm trong văn biểu cảm có thể là tình yêu lứa đôi, thiên nhiên, tổ quốc, về một con người, sự việc…
- Đặc điểm của văn biểu cảm thể hiện ở lối biểu cảm trực tiếp như nói ra thành lời. Người viết dùng ngôn ngữ có tính biểu cảm cao như lời than, tiếng kêu, sử dụng các từ mang sắc thái tình cảm như yêu, ghét, nhớ nhung, thương mến… để bày tỏ điều muốn nói.
- Ngoài ra còn có cách viết văn biểu cảm gián tiếp. Tức là người viết khi muốn bày tỏ tình cảm mình sẽ không nói ra trực tiếp mà gửi gắm qua câu chuyện, hành động họ nói trong bài. Tuy nhiên, dạng bài viết đòi hỏi người viết phải biết cách miêu tả, lồng ghép nhiều vấn đề.
1.3. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học là gì?
- Văn biểu cảm về tác phẩm văn học là bài văn mà người viết bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của mình về tác phẩm văn học. Từ đó có những đánh giá, nhận định về nghệ thuật và nội dung mà tác phẩm đề cập.
- Thông thường với học sinh lớp 7 đề bài sẽ đề cập các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn 7.
- Văn biểu cảm về tác phẩm văn học là một dạng đề khó. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học đòi hỏi người viết phải hiểu và cảm nhận đúng về tinh thần của tác phẩm đó.
2. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học cần lưu ý điều gì?
Bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học đòi hỏi người làm phải trình bày được cảm xúc của mình về tác phẩm đó. Ngoài ra người làm bài cần liên tưởng, suy nghẫm, tưởng tượng về nội dung của tác phẩm đó. Cụ thể, trong dàn bài của thể loại này học sinh cần lưu ý những điểm sau:
- Mở bài: Phải giới thiệu tổng quát tác phẩm và hoàn cảnh người viết tiếp xúc với tác phẩm.
- Thân bài: Phải nói lên được những cảm xúc, nghĩ suy từ tác phẩm đó.
- Kết bài: Thể hiện ấn tượng về tác phẩm văn học đó.
Ngoài ra, mặc dù là văn biểu cảm nhưng trong quá trình viết cần sử dụng các yếu tố tự sư, thuyết minh, miêu tả, nghị luận… Đây là cách để là nổi bật tình cảm mà người viết muốn nói đến. Các yếu tốt đó chỉ mang tính phụ, làm phương tiện để bộc lộ cảm xúc cá nhân, không nên lạm dụng.
Mặt khác, khi làm bài văn thể loại này, học sinh cần đọc kỹ đề. Mục đích là để tìm được yếu tố chính được thể hiện trong bài, tránh xác định sai, dẫn đến viết sai ý.
3. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học chi tiết cho học sinh lớp 7
Trong phần 3 bài viết Cachlam.com.vn sẽ hướng dẫn các em học sinh cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Cảnh khuya. Từ bài gợi ý mẫu này, các em học sinh có thể áp dụng cho các tác phẩm văn học khác.
3.1. Cách làm mở bài bài văn biểu cảm tác phẩm văn học
- Giới thiệu về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.
- Phần mở bài nên giới thiệu khái quát về thời gian ra đời của tác phẩm. Hoặc cũng có thể nêu lên cảm xúc chính của mình về tác phẩm đó trong 1 – 2 câu văn.
3.2. Cách làm thân bài bài văn biểu cảm tác phẩm Cảnh khuya
Đi vào phân tích, bày tỏ cảm xúc 2 câu thơ đầu trong tác phẩm Cảnh khuya:
- Tiếng suối trong như tiếng hát, tiếng suối mang hơi ấm của con người.
- Cảnh trăng hòa quyện với thiên nhiên, cây cỏ.
- Hai câu thơ miêu tả cảnh thiên nhiên huyền ảo, tuyệt đẹp. Qua đó thể hiện tài quan sát tinh tế, cảm nhận nhẹ nhàng của Bác.
Đi vào phân tích, bày tỏ cảm xúc 2 câu thơ cuối trong tác phẩm Cảnh khuya:
- Sự băn khoăn, trằn trọc, lo lắng của bác thể hiện qua cụm từ “nỗi nước nhà”.
- Điệp từ “không ngủ” trong bài thể hiện tấm lòng yêu nước, thương dân vô tận của Bác.
- Hai câu thơ bày tỏ tâm trạng, sự trăn trở của Bác trước vận mệnh của đất nước.
- Đi đến cảm nhận về bài thơ: là một bài thơ đẹp, nhờ tài năng quan sát, cảm nhận của tác giả.
- Đi đến cảm xúc của bản thân về tình cảm của Bác trong bài thơ. Thể hiện sự cảm động, khâm phục, tự hào về Bác…
3.3. Cách làm kết bài bài văn biểu cảm tác phẩm văn học Cảnh khuya
- Cảnh khuya là bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả.
- Qua tình yêu thiên nhiên tác giả gửi gắm nỗi niềm lo lắng, trăn trở vì đất nước, dân tộc đang trong lúc khó khăn nhất của cuộc kháng chiến.
- Đây là một bài thơ hay, gợi mở nhiều suy nghĩ về Bác, về đất nước.
Ở trên là cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học mà chúng tôi vừa hướng dẫn chi tiết. Để làm được bài văn thể loại này hay hơn, học sinh cần đọc kỹ bài văn đó để cảm nhận rõ hơn về những cảm xúc của chính mình. Trong một số trường hợp, học sinh cần học thuộc một số câu thơ, đoạn văn chính để làm lập luận dẫn chứng phong phú cho bài viết của mình.
Đức Lộc