1. Bình giữ nhiệt dùng đựng sữa cho bé được không?

Các loại nước uống như trà, cà phê, nước ép trái cây… hoặc kể cả các món ăn đều có thể đựng trong bình giữ nhiệt, vậy có thể đựng sữa trong bình giữ nhiệt hay không?

Câu trả lời là có nhé. Vì bình giữ nhiệt sẽ hỗ trợ giữ đúng nhiệt độ của sữa mẹ sau khi vắt hoặc sữa bột pha sẵn cho bé. Tuy nhiên, khi sử dụng bình giữ nhiệt đựng sữa thì các gia đình cần chọn đúng sản phẩm. Bên cạnh đó,  bảo quản sữa đúng cách và tính đúng thời gian đựng sữa như hướng dẫn dưới đây.

1.1. Có nên đựng sữa trong bình giữ nhiệt hay không?

đựng sữa trong bình giữ nhiệt
Bình giữ nhiệt có thể dùng để đựng sữa. Ảnh: Internet

Thông thường các gia đình nhỏ sẽ đựng sữa mẹ, sữa pha sẵn cho bé trong bình hoặc túi trữ sữa chuyên dụng. Tuy nhiên vì nhiều lý do như công việc, thời gian, tính tiện dụng… chúng ta vẫn nên đựng sữa bằng bình giữ nhiệt như các trường hợp sau đây.

1.1.1. Có nên đựng sữa mẹ trong bình giữ nhiệt hay không?

Sữa mẹ sau khi vắt có thể để trong môi trường 25 độ C từ 6 – 8 tiếng. Do vậy, chúng ta hoàn toàn đựng được trong bình giữ nhiệt. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tốt nhất. Vì, sữa mẹ cần được bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp hơn.

Một số trường hợp nên đựng sữa mẹ trong bình giữ nhiệt gồm:

  • Khi cần vắt sữa gấp cho bé mà không có túi trữ sữa hoặc bình đựng sữa chuyên dụng.
  • Khi công việc bận rộn, thời gian gấp gáp, cần vắt sữa sẵn cho bé và đựng trong bình giữ nhiệt.
  • Khi các dụng cụ bảo quản sữa bị hỏng, mất điện… thì cũng có thể tận dụng khả năng giữ nhiệt của sản phẩm này để bảo quản sữa.

1.1.2. Có nên đựng sữa hạt trong bình giữ nhiệt hay không?

Riêng sữa hạt các loại bạn đọc có thể đựng sữa bằng bình giữ nhiệt để bảo quản tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi cho bé uống sữa thì bạn đọc nên dành thời gian kiểm tra lại chất lượng sữa trong bình nhé.

Ngoài ra, tùy theo từng loại sữa nóng, lạnh mà bạn đọc cần tham khảo nguyên tắc bảo quản như sau.

1.2. Nguyên tắc bảo quản sữa trong bình giữ nhiệt

bình giữ nhiệt đựng sữa
Cần tuân thủ nguyên tắc sữa nóng/lạnh khi đựng trong bình giữ nhiệt. Ảnh: Internet

1.2.1. Nguyên tắc giữ sữa ấm

Sữa mẹ mới vắt, sữa bột pha sẵn hoặc sữa mẹ được hâm nóng lại đều có thể giữ ấm trong bình giữ nhiệt. Cách bảo quản như sau:

  • Bình giữ nhiệt đựng sữa ấm chỉ có tác dụng bảo toàn nhiệt độ, không có tác dụng kéo dài thời gian bảo quản.
    Nhiệt độ sữa đựng trong bình giữ nhiệt là 40 độ C.
  • Cần tránh đựng sữa ấm trên 40 độ C trong bình giữ nhiệt. Vì như vậy sữa sẽ lên men, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé khi dùng.
  • Thời gian đựng sữa ấm trong bình giữ nhiệt tối đa là 1 tiếng. Sau thời gian này bạn đọc không nên cho bé dùng sữa trong bình nữa.

1.2.2. Nguyên tắc giữ sữa lạnh

Với sữa lạnh đựng trong bình giữ nhiệt thì bạn đọc cần lưu ý nguyên tắc bảo quản sau nhé:

  • Bình giữ nhiệt đựng sữa lạnh chỉ có tác dụng bảo toàn nhiệt độ, không có tác dụng kéo dài thời gian bảo quản.
  • Sữa cần bảo quản lạnh trước rồi mới cho vào bình giữ nhiệt.
  • Cân nhắc thời gian bảo quản sữa trong bình giữ nhiệt theo khả năng giữ lạnh của bình.
  • Không dùng phần sữa trong bình giữ nhiệt đem trữ đông lại vì sữa không còn an toàn cho bé.

1.3. Đựng sữa bằng bình giữ nhiệt để được bao lâu?

đựng sữa ở bình giữ nhiệt
Mỗi loại bình sẽ có thời gian giữ nhiệt khác nhau. Ảnh: Internet

Sữa mẹ mới vắt, sữa mẹ hâm nóng hoặc sữa hạt pha nóng/lạnh sẽ có thời gian đựng trong bình giữ nhiệt khác nhau:

  • Sữa mẹ mới vắt có thể bảo quản trong bình giữ nhiệt từ 6 – 8 tiếng nếu môi trường đặt bình giữ nhiệt không quá 25 độ C.
  • Với sữa mẹ trữ đông, hâm nóng khoảng 40 độ C thì có thể bảo quản khoảng 1 tiếng trong bình.
  • Với sữa hạt pha nóng/lạnh thì cần căn cứ vào từng loại bình nhưng thời gian tốt nhất là từ 1 – 2 tiếng.

Ngoài ra, với các sản phẩm bình giữ nhiệt làm từ inox cao cấp 304 sẽ có thời gian bảo quản tốt hơn.

1.4. Những điều cần lưu ý

đựng sữa trong túi trữ sữa
Với sữa mẹ mới vắt thì nên đựng trong túi trữ sữa. Ảnh: Internet
  • Không lạm dụng bình giữ nhiệt để đựng sữa: Bình giữ nhiệt chỉ có tác dụng bảo toàn nhiệt độ. Bình không có tác dụng kéo dài thời gian bảo quản sữa. Vì thế, bố mẹ không nên lạm dụng sản phẩm này.
  • Không để sữa quá lâu trong bình: Các loại sữa chỉ nên để trong bình giữ nhiệt 1 – 2 tiếng. Nếu để quá lâu sữa sẽ lên men, không tốt cho sức khỏe của bé.
  • Không đựng sữa quá nóng: Nhiệt độ sữa đựng trong bình giữ nhiệt tốt nhất là 40 độ C
  • Không sử dụng bình giữ nhiệt cũ, có mùi đựng sữa: Các sản phẩm bình giữ nhiệt dùng lâu, có mùi, có ẩm mốc thì cần tránh dùng đựng sữa cho bé
  • Không mua bình giữ nhiệt trôi nổi, không có nhãn mác đựng sữa: Các sản phẩm này kém chất lượng, có nhiều tạp chất làm hỏng sữa, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
  • Luôn kiểm tra sữa trong bình trước khi cho bé uống: Khi lấy sữa trong bình giữ nhiệt ra bạn nên kiểm tra mùi, độ nóng… Nếu thấy sữa có mùi chua, vị lạ, hoặc nguội quá nhanh thì cần pha lại cho bé

1.5. Cách vệ sinh bình giữ nhiệt sạch sẽ sau khi dùng để đựng sữa

Sau khi sử dụng bình giữ nhiệt đựng sữa bạn đọc nhớ vệ sinh bình thật sạch sẽ. Cách vệ sinh bình giữ nhiệt như sau:

  • Cách 1: Sử dụng nước ấm và nước rửa chén cho vào bình giữ nhiệt và ngâm trong thời gian 3 – 4 tiếng sau đó rửa lại bằng nước ấm cho thật sạch.
  • Cách 2: Dùng nước ấm pha với baking soda rồi cho vào bình giữ nhiệt và ngâm trong thời gian 3 – 4 tiếng sau đó rửa lại bằng nước ấm lần nữa.
  • Cách 3: Bạn đọc cũng có thể dùng nước cốt chanh pha với baking soda rồi cho vào bình lắc đều, ngâm trong thời gian 1 – 2 tiếng rồi rửa lại thật sạch.

Ngoài ra, để bình giữ nhiệt đựng sữa thì không nên đựng nước uống khác như cà phê, trà, sinh tố… Vì các nước uống này sẽ gây cặn và đọng mùi làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa sau này.

Đựng sữa trong bình giữ nhiệt là một cách làm hay, tiện lợi nhưng chúng ta không nên lạm dụng. Với riêng sữa mẹ mới vắt ra để trữ lâu thì tốt nhất đựng vào túi trữ sữa và cho vào ngăn đông để bảo quản trong 3 – 4 tháng nhé!

Đức Lộc tổng hợp