1. Sữa để ở nhiệt độ phòng được bao lâu?

bình ủ sữa ủ được bao lâu
Sữa sau khi pha để ở nhiệt độ phòng tối đa 2 giờ. Ảnh: Internet

Trước khi tìm hiểu bình ủ sữa giữ nhiệt được bao lâu chúng ta cùng tìm hiểu thời gian bảo quản sữa ở nhiệt độ phòng nhé.

  • Với sữa mẹ sau khi vắt ra: Thời gian bảo quản tối đa là 6 giờ ở nhiệt độ phòng 25 độ C. Tuy nhiên, trên thực tế mức nhiệt trong phòng sẽ thay đổi nên thời gian bảo quản tốt nhất là 4 giờ.
  • Với sữa mẹ sau khi hâm nóng: Với sữa mẹ sau khi hâm nóng thì cần cho bé dùng ngay và không nên tiếp tục bảo quản.
  • Với sữa công thức sau khi pha: Thời gian bảo quản tối đa là 1 – 2 giờ ở nhiệt độ phòng 25 độ C. Tuy nhiên, trên thực tế mức nhiệt độ trong phòng không cố định nên thời gian bảo quản tốt nhất là 1 giờ.

2. Bình ủ sữa là gì và có những đặc điểm nào?

bình giữ nhiệt ủ sữa
Bình ủ sữa giúp bảo quản sữa, giữ sữa luôn nóng trong thời gian dài. Ảnh: Internet

Dù sữa mẹ hay sữa công thức thì thời gian bảo quản cũng khá ngắn. Chính vì thế mà ngày nay nhiều gia đình trẻ chọn sản phẩm bình ủ sữa nhằm bảo quản sữa tốt hơn, giúp chăm sóc trẻ dễ dàng hơn.

Bình ủ sữa là sản phẩm hỗ trợ giữ nhiệt độ sữa trong một khoảng thời gian nhất định. Về cơ bản, bình ủ sữa được thiết kế như bình giữ nhiệt gồm 3 phần: Vỏ, lớp cách nhiệt và phần ruột đựng. Ngoài ra, bình ủ sữa có 2 loại gồm bình dùng diện và bình không dùng điện.

Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của bình ủ sữa:

  • Sản phẩm được thiết kế gọn, nhẹ, dễ dàng mang đi khi cần thiết
  • Hỗ trợ bảo quản sữa tốt nhất, giúp sữa luôn nóng mà không cần hâm lại
  • Các sản phẩm thường được làm từ inox cao cấp, an toàn cho sức khỏe của bé

3. Bình ủ sữa giữ nhiệt được bao lâu là tốt nhất?

bình ủ sữa giữ nhiệt
Bình ủ sữa có loại dùng điện và có loại không dùng điện. Ảnh: Internet

Bình ủ sữa giữ nhiệt được bao lâu còn tùy thuộc vào từng loại. Theo tìm hiểu của Metoinau.com thì thời gian giữ nhiệt của các sản phẩm bình ủ sữa là từ 3 – 5 giờ. Trong đó, loại bình ủ sữa dùng điện sẽ ủ nóng lâu hơn so với loại bình không dùng điện.

Ngoài ra, nếu bạn đọc tìm hiểu về thời gian giữ nhiệt của các loại bình ủ sữa sẽ thấy: Nhiều nhãn hàng quảng cáo thời gian giữ nhiệt lên đến 6 – 8 giờ. Tuy nhiên, theo khuyến nghị từ các chuyên gia thì sau thời gian này chất lượng sữa không còn tốt, bạn không nên cho bé sử dụng.

4. Hướng dẫn bảo quản sữa trong bình giữ nhiệt đúng cách

bình ủ sữa cho bé
Có thể bảo quản sữa mẹ, sữa công thức trong bình ủ. Ảnh: Internet

Ở trên chúng ta đã biết bình ủ sữa giữ nhiệt được bao lâu theo từng loại. Với riêng sản phẩm bình giữ nhiệt, bạn đọc có thể dùng ủ sữa mẹ hoặc sữa công thức sau khi pha như hướng dẫn sau.

4.1. Bảo quản sữa mẹ trong bình giữ nhiệt

  • Bước 1: Làm sạch bình giữ nhiệt và để ráo nước.
  • Bước 2: Sữa mẹ sau khi vắt thì đổ trực tiếp vào bình giữ nhiệt, đậy kín nắp.
  • Bước 3: Để bình giữ nhiệt ở nhiệt độ phòng khoảng 25 độ C và bảo quản từ 4 – 6 giờ.

Lưu ý: Với sữa mẹ trữ đông, hâm nóng khoảng 40 độ C thì có thể bảo quản trong bình giữ nhiệt khoảng 1 giờ.

4.2. Cách dùng bình giữ nhiệt ủ sữa công thức vừa mới pha

  • Bước 1: Làm sạch bình giữ nhiệt và để ráo nước.
  • Bước 2: Pha sữa công thức khoảng 40 độ C và đổ vào bình giữ nhiệt, đậy kín nắp.
  • Bước 3: Để bình giữ nhiệt ở nhiệt độ phòng khoảng 25 độ C và bảo quản 3 – 5 giờ.

Lưu ý: Khi pha cần đảm bảo nhiệt độ sữa không quá 40 độ C. Nếu sữa quá mức nhiệt này sẽ dễ bị hỏng dù đựng trong bình giữ nhiệt.

5. Những điều cần lưu ý khi cho bé uống sữa ủ trong bình giữ nhiệt

Dù bình ủ sữa giữ nhiệt rất tốt nhưng trước khi cho bé uống sữa đã ủ này bạn đọc cần lưu ý một số điều sau nhé.

  • Kiểm tra sữa trước khi cho bé uống: Dù sữa mẹ, sữa công thức được bảo quản trong bình giữ nhiệt loại tốt thì cũng đừng vội cho bé uống ngay. Thay vào đó, bạn cần kiểm tra mùi, vị, độ nóng và màu sắc của sữa. Nếu sữa có hiện tượng nổi bọt, vị lạ, không còn nóng thì nên đổ bỏ ngay nhé.
  • Sữa công thức đựng trong bình giữ nhiệt thì nên dùng trong thời gian 2 – 3 giờ. Mặc dù một số bình giữ nhiệt bảo quản từ 3 – 6 giờ nhưng sau mốc thời gian này sữa không còn tốt cho bé.
  • Sữa trong bình giữ nhiệt không cần hâm nóng. Nếu thấy sữa đã nguội, không còn nhiệt độ như thời điểm pha thì không nên dùng.
  • Với sữa mẹ cần hâm nóng thì chỉ cần dùng nước nóng, máy hâm sữa. Tuyệt đối không dùng lò vi sóng hâm sữa cho bé.
  • Không dùng các sản phẩm sữa đã bảo quản trong bình giữ nhiệt quá 8 giờ.

Hy vọng, với thông tin trên bạn đọc đã biết bình ủ sữa giữ nhiệt được bao lâu và cách bảo quản sữa đúng chuẩn. Lưu ý thêm với bạn đọc rằng, dù bình ủ sữa, bình giữ nhiệt bảo quản sữa rất tốt nhưng đừng nên lạm dụng nhé. Nếu có thời gian, tốt nhất hãy vắt, pha và cho bé dùng ngay sau đó.

Đức Lộc tổng hợp