1. Những thông tin cần biết về sứa biển

Sứa biển được xem là một trong những nguồn lợi thủy sản có giá trị xuất khẩu cao trong nền kinh tế nước ta. Thịt sứa có thể dùng để chế biến các món ăn như gỏi sứa, bún sứa, lẩu sứa… Cách làm gỏi sứa không quá khó, chỉ cần có đầy đủ các nguyên liệu và chú ý đến công đoạn sơ chế sứa một chút là bạn đã có thể có ngay một món ăn vô cùng ngon và lạ miệng.

Trong Đông y sứa có thể giúp nhuận gan, lợi phổi, giúp tiêu đờm, chống ho và nhuận tràng. Ngoài ra sứa còn có tác dụng thanh nhiệt, rất tốt cho sức khỏe của con người, đặc biệt là những người mắc các bệnh về tim.

Tuy nhiên sứa khi còn sống chứa rất nhiều độc tố, dễ làm cho con người bị dị ứng nhiều khi còn gây ngộ độc thực phẩm nếu không được chế biến đúng cách. Nếu ăn trúng những con sứa chưa được loại bỏ hết chất độc thì người ăn sẽ bị độc của sứa làm cho đau bụng, đau đầu, nổi mề đay toàn thân, bị chảy nước mắt, toát mồ hôi dẫn đến hôn mê, khó thở.

sứa biển
Thịt sứa có thể dùng để chế biến các món ăn như gỏi sứa, bún sứa, lẩu sứa… Ảnh: Internet.

Để đảm bảo an toàn bạn chỉ mua thịt sứa ở những nơi bán tại quầy như chợ, siêu thị… Không nên mua sứa biển chưa được sơ chế làm gỏi ăn sống. Đặc biệt hạn chế mua sứa biển khi đang trong mùa sinh sản. Vì vào mùa sinh sản, sứa biển thường tích lũy nhiều độc tố trong người hơn khi bình thường.

Không nên cho trẻ em ăn gỏi sứa để tránh bị tiêu chảy. Khi mua sứa đã chế biến sẵn, bạn cũng nên làm sạch lại một lần nữa để lại bỏ các hóa chất có thể có trong quá trình sơ chế sứa.

Để làm món gỏi sứa thơm ngon, dai giòn, sần sật, sau đây cachlam.com.vn sẽ hướng dẫn bạn cách sơ chế cũng như chế biến món gỏi sứa vừa ngon lại đảm bảo an toàn cho cả gia đình. Cùng vào bếp thực hiện ngay thôi nào.

2. Cách làm gỏi sứa giòn ngon

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 350 gam sứa tươi
  • 150gam giá đỗ
  • 25gam vừng (mè) trắng
  • 1 củ hành tây
  • 1 – 3 trái dưa leo
  • 1 quả chanh
  • 2 cây sả
  • 1 nắm húng quế
  • 1 nắm lá chanh
  • Vài lát gừng
  • Gia vị: Bột canh, đường, dầu mè, ớt, giấm, muối, phèn.
nguyên liệu trong cách làm gỏi sứa
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm gỏi sứa giòn ngon. Ảnh: Internet.

Cách làm gỏi sứa giòn ngon:

Bước 1: Sơ chế sứa

  • Sứa mua về rửa sạch lại với nước.
  • Dùng một con dao mổ sứa để loại bỏ các chất độc bên trong sứa ra.
  • Thái sứa thành từng đoạn ngắn vừa ăn rồi đem ngâm vào một chén nước muối và phèn pha loãng.
  • Sau khi ngâm sứa xong, bạn rửa sạch lại với nước một lần nữa rồi lại ngâm sứa trong nước muối phèn tiếp.
  • Lặp đi lặp lại khoảng 4 – 5 lần. Cách sơ chế sứa này giúp làm giảm thủy ngân trong sứa. Đồng thời giúp món gỏi sứa ngon hơn, không bị teo lại khi chế biến.
  • Sau khi đã ngâm với nước muối, phèn xong bạn rửa lại sứa một lần nữa với nước ấm để các chất độc trong sứa được loại bỏ hoàn toàn. Muốn loại bỏ hoàn toàn mùi hôi tanh của sứa bạn cũng có thể ngâm sứa thêm vào một chậu nước bò vài lát gừng vào trong đó.
ngâm sứa trong nước muối
Sứa mua về phải được ngâm trong nước muối, ohefn nhiều lần cho ra hết chất độc bên trong. Ảnh: Internet.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

  • Lạc rang chín, đãi sạch vỏ lụa rồi giã nhỏ ra.
  • Mè trắng bạn cũng đem rang cho chín. Vì mè rất dễ bị cháy nên bạn phải cẩn thận khi rang để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn nhé.
  • Dưa leo rửa sạch, gọt vỏ, cắt bỏ hai đầu và chà cho hết chất đắng. Sau đó rửa lại với nước rồi chẻ làm đôi. Cắt bỏ phần ruột đi và thái dưa leo thành từng miếng vừa ăn.
  • Hành tây bóc vỏ bên ngoài, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng. Ngâm hành tây trong một bát nước pha thêm chút giấm khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
  • Rửa sạch các nguyên liệu còn lại: lá chanh, ớt, húng quế. Sau đó đem thái lá chanh thành từng sợi chỉ, ớt thái thành lát mỏng, chéo.
  • Đối với sả, bạn bóc bỏ vỏ già bên ngoài rồi rửa sạch với nước. Đập dập đầu nhánh sả ra.
sơ chế các nguyên liệu khác làm gỏi sứa
Sơ chế các nguyên liệu khác làm gỏi sứa. Ảnh: Internet.

Bước 3: Trộn gỏi sứa

  • Chuẩn bị một cái âu lớn để trộn gỏi. Pha vào âu nước gia vị bao gồm 1 thìa đường, 1 thìa bột canh và một thìa dầu mè trộn đều lên.
  • Sau đó cho vào âu sứa đã sơ chế, giá đỗ, dưa leo, cà rốt, hành tây, lá chanh thái sợi, sả đập dập, ớt, húng quế. Trộn đều tất cả các nguyên liệu lại với nhau.
  • Để bước trộn gỏi sứa này trở nên ngon hơn, tốt nhất sau khi trộn bạn nên để yên hỗn hợp trong khoảng 10 – 15 phút để các gia vị thấm đều vào nhau.
cách làm gỏi sứa trộn gỏi
Trộn các nguyên liệu lại với nhau cho thấm đều gia vị và để yên trong vòng 15 phút. Ảnh: Internet.

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

  • Gỏi sứa sau khi trộn xong bạn bày ra đĩa, rắc lạc và mè rang lên trên và thưởng thức.
cách làm gỏi sứa
Trình bày gỏi sứa ra đĩa, trang trí thêm ít au ngò và ớt tỉa bông hoa cho đẹp mắt và bắt đầu thưởng thức. Ảnh: Internet.

Như vậy chỉ với vài bước đơn giản bạn đã hoàn thành món gỏi sứa dai, giòn sần sật rồi. Món ăn có đầy đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt tạo nên một món gỏi chính hiệu. Đảm bảo gia đình bạn sẽ thích mê ngay từ lần thử đầu tiên. Món gỏi sứa có thể dùng để ăn chơi, nhâm nhi cùng ly bia mát lạnh. Hoặc dùng để đãi tiệc cũng rất thích hợp đấy nhé.

3. Những lưu ý khi làm gỏi sứa tại nhà

Khi làm gỏi sứa, ngoài nguyên liệu chính là sứa ra thì bạn vẫn có thể thêm các nguyên liệu khác cho món gỏi thêm phong phú. Có thể kể đến các nguyên liệu như: tôm tươi, tai heo, khế chua, chuối chát…

Bạn chỉ nên đem sứa đi trộn gỏi khi đã thấy thịt sứa chuyển sang màu đỏ nhạt hoặc vàng nhạt.

Gia vị trên bài viết này chỉ là tham khảo, bạn có thể nêm nếm lại cho vừa miệng với khẩu vị của gia đình mình.

Gỏi sứa có thể ăn cùng cơm trắng hoặc dùng để làm món khai vị trong các bữa tiệc hoặc là mồi nhậu cho các cánh mày râu.

Món gỏi sứa dai giòn, sần sật sẽ rất thích hợp cho những ngày có tiết trời oi bức.

Qua hướng dẫn nêu trên, có thể thấy cách làm gỏi sứa không hề khó. Hi vọng bạn đã nắm rõ bí quyết làm gỏi sứa trong tay và tự tin vào bếp thực hành cho cả gia đình cùng thưởng thức rồi. Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi chuyên mục Món ăn mỗi ngày để học thêm nhiều công thức nấu ăn mới nữa nhé.

Ngọc Phạm tổng hợp