1. Công dụng của chanh muối
Chanh muối là nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp của các gia đình Việt Nam. Nó được sử dụng để chế biến món ăn hoặc dùng dể giải khát cho những ngày hè nóng bức. Tuy nhiên ít ai biết rằng chanh muối mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Trước khi học cách làm chanh muối, hãy cùng cachlam.com.vn tìm hiểu một số lợi ích cho sức khỏe mà chanh muối mang lại nhé.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Uống chanh muối có thể giúp cho bạn duy trì được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Vì trong chanh muối có chứa nhiều chất xơ pectin, chất rất quan trọng đối với hoạt động của đường ruột, đặc biệt là ruột già. Uống một cốc nước chanh muối ấm vào buổi sáng sẽ giúp cho hệ tiêu hoá loại bỏ được các chất thải bên trong cơ thể ra ngoài. Cơ thể nhờ đó khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.
Bù nước và cân bằng điện giải
Trước đây khi chưa có các loại nước điện giải, tăng lực thì chanh muối được ông bà ta dùng để giải khát giúp bù nước và cân bằng điện giải rất hữu hiệu. Trong quá trình hoạt động, tập luyện, cơ thể chúng ta ít nhiều sẽ mất đi một lượng khoáng chất như natri, kali và clorua qua mồ hôi. Do đó uống chanh muối sẽ giúp cân bằng lại điện giải cho cơ thể, giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng mệt mỏi.
Tăng cường thị lực
Trong các loại trái cây họ cam, chanh, bưởi luôn chứa một lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa dồi dào. Chanh muối cũng không phải là ngoại lệ, nó giúp ngăn ngừa các tác nhân gây hại cho mắt. Từ đó giúp chúng ta tránh được các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng
Tăng cường sức đề kháng
Một số nghiên cứu đã chứng minh những người thường xuyên uống chanh muối sẽ ít bị cảm lạnh hơn so với những người còn lại. Do trong chanh muối có chứa hàm lượng vitamin C cao, có khả năng chống lại các vi khuẩn và virus gây bệnh cho cơ thể, đồng thời tăng cường tối đa hệ miễn dịch.
Chữa đau họng
Lớp vỏ chanh muối với tinh dầu chanh và muối sẽ tăng cường sát khuẩn và làm dịu cổ họng khi bạn bị đau. Bạn có thể uống chanh muối ấm vào buổi sáng hoặc ngậm trực tiếp miếng chanh muối vào cổ họng, tình trạng đau họng sẽ giảm đi đáng kể.
Tốt cho hoạt động của gan
Chanh muối có khả năng loại bỏ độc tố trong gan và góp phần gia tăng lượng enzyme có lợi cho cơ thể. Bên cạnh đó các axit amin có trong chanh muối sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn ra ngoài cơ thể.
Ổn định lượng pH trong cơ thể
Lượng axit tự nhiên trong chanh có khả năng kiềm hóa đối với các mô của cơ thể, nhờ đó giúp cơ thể cân bằng độ pH ở mức hoàn hảo. Cơ thể sẽ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường và cholesterol.
Bổ sung kali cho cơ thể
Chanh muối là thực phẩm rất giàu kali – khoáng chất quan trọng cho sự hình thành và phát triển của cơ thể. Uống chanh muối là cách đơn giản nhất giúp cơ thể bổ sung kali. Nhờ đó cải thiện được sức khỏe của tim mạch, não bộ, thận và cơ bắp.
Ngăn ngừa triệu chứng viêm
Kiên trì uống chanh muối sẽ giúp cơ thể giảm đi nồng độ axit uric gây hại cho sức khỏe. Từ đó tránh tường hợp dư thừa axit gây viêm mãn tính.
Hỗ trợ giảm cân
Trong chanh muối có chứa nhiều chất xơ pectin nên tạo cho cơ thể cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn. Đồng thời chanh muối còn có khả năng tiêu đốt mỡ thừa trong cơ thể một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó canh muối được các chị em chia sẻ là có khả năng tác động lên các bộ phận của cơ thể, giúp chúng đều giảm kích thước cùng nhau, nhờ đó cơ thể săn chắc và gọn gàng hơn.
Cải thiện làn da
Cơ thể luôn rất cần nước, ngoài việc bổ sung nước bạn nên thêm vào đó một vài lát chanh muối. Các chất chống oxy hóa có trong chanh sẽ giúp bảo vệ và ngăn ngừa nếp nhăn hình thành. Góp phần cải thiện làn da, giúp da trở nên đều màu và khỏe mạnh hơn.
Với các lợi ích trên đây, chanh muối được xem như là một loại thực phẩm không những có chức năng giải khát lại còn mang đến nhiều lợi ích đến cho sức khỏe. Hãy học ngay cách làm chanh muối dưới đây để trữ sẵn trong nhà một hũ chanh muối dùng khi cần thiết nhé.
2. Cách làm chanh muối không bị đắng, để được lâu
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1kg chanh tươi
- 500gam muối biển hạt to
- 2 muỗng cà phê phèn chua
- 1,5 lít nước sôi để ngượi
- Hũ thủy tinh lớn.
- Thanh tre chặn chanh không bị nổi
Tùy vào số lượng chanh nhiều hay ít mà bạn gia giảm các gia vị sao cho phù hợp với tỉ lệ tương ứng.
Cách làm chanh muối:
Bước 1: Ngâm chanh
- Chanh mua về rửa sạch, đổ muối chào chậu chanh và chà cho đến khi thấy vỏ chanh xước đều, tinh dầu vỏ chanh ra khá nhiều và muối chuyển sang màu xanh là được. Công đoạn này giúp làm giảm bớt tinh dầu của chanh, chanh sẽ bớt đi vị đắng và hăng của vỏ chanh.
- Để chà vỏ chanh, có nhiều cách cho bạn áp dụng. Bạn có thể tận dụng bất cứ vật cứng nào có độ cứng và nhám để mài vỏ chanh. Ví dụ như cho chanh và muối vào rổ tre lớn, đeo bao tay và chà mạnh chanh vào thành rổ để loại bỏ tinh dầu. Tuy nhiên cách này sẽ không làm hết được tinh dầu của quả chanh lại dễ làm nứt chanh. Bạn có thể sử dụng miếng đá mài, miếng bọt biển hoặc dụng cụ bào để chà vớt đi phần tinh dầu bên ngoài vỏ chanh.
- Sau khi chà chanh xong, bạn rửa lại nhiều lần với nước.
- Hòa tan phèn chua với nước, sau đó dùng nước này rửa chanh một lần nữa trước khi đem ra ngoài nắng phơi cho ráo nước. Công đoạn này giúp cho vỏ chanh trắng và quả chanh sau khi muối sẽ giòn hơn và không bị bở.
Bước 2: Chần chanh với nước sôi
- Bắc một nồi nước lớn và cho vào đó 1 thìa muối hạt đun sôi lên.
- Thả chanh vào nồi nước muối chần sơ qua rồi vớt ra, ngâm ngay vào 3 lít nước lạnh có pha với 2 thìa phèn chua. Ngâm chanh trong khoảng 2 tiếng thì vớt ra để làm vỏ chanh trắng hơn và làm sạch lớp tinh dầu bám trên vỏ chanh một lần nữa.
Bước 3: Pha nước muối ngâm chanh
- Tùy vào dung tích của hũ thủy tinh mà bạn pha nước muối ngâm chanh cho phù hợp. Tỉ lệ là 500gam muối với 1,5 lít nước đun sôi (nếu có nước cất thì càng tốt). Có thể gia giảm lượng muối tùy theo khẩu vị của gia đình bạn. Muối pha ở bước này phải là muối khô và pha thật đặc.
- Để biết nước chanh muối đã đạt yêu cầu hay chưa, bạn chỉ cần thử bằng cách thả vài hạt cơm nguội hoặc quả chanh vào chậu nước. Nếu thấy hạt cơm hoặc quả chanh nổi lên trên mặt nước là đạt yêu cầu.
- Sử dụng một miếng vải lọc để lọc sạch cặn của nước muối.
Bước 4: Ngâm chanh cùng nước muối trong hũ thủy tinh
- Hũ thủy tinh rửa thật sạch và lau cho khô ráo.
- Xếp các quả chanh rồi đổ nước muối đã lọc vào hũ cho ngập các quả chanh.
- Lấy thanh tre gài dìm chanh xuống sao cho bề mặt chanh không bị nổi lên.
- Đậy nắp hũ cho kín rồi đem ra ngoài nắng phơi. Sau khoảng 1 tháng bạn có thể dùng được.
- Chanh muối để càng lâu càng ngon. Người ta thường để chanh muối đến tận 3 năm, có khi lên đến cả chục năm mà vẫn không hề hư hỏng gì.
Nếu nắm trong tay cách làm chanh muối này, chắc chắn bạn sẽ có những hủ chanh muối chất lượng, để được lâu. Chanh sẽ không bị bỡ và lên màu rất đẹp, vị rất ngon.
3. Một số lưu ý để làm chanh muối ngon và không bị hỏng
Cách làm chanh muối tuy dễ thực hiện nhưng vẫn có một số trường hợp thất bại, chanh nhanh bị hỏng. Để hũ chanh muối đạt chất lượng và không bị hỏng bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:
- Chanh để muối nên chọn những trái có kích thước vừa. Quả chanh không quá to hoặc không quá nhỏ. Vỏ chanh có màu xanh, quả hơi mềm và mỏng, không nên chọn những quả chanh quá già. Bạn có thể dùng tay bóp nhẹ quả chanh, nếu thấy cứng thì quả chanh đó đang còn non hoặc vỏ quá dày sẽ rất ít nước. Chanh tươi khi mua về bạn nên để khoảng 2 – 3 ngày cho vỏ ngả vàng rồi mới đem đi muối.
- Sử dụng phèn chua để làm chanh muối sẽ giúp cho chanh có màu trắng. Đồng thời vỏ chanh sau khi muối xong sẽ giòn hơn và không bị bở.
- Muối biển hạt to có chứa nhiều khoáng chất nên sẽ rất thích hợp để làm chanh muối. Tuy nhiên trong muối biển đôi khi vẫn chứa lẫn những tạp chất và san. Do đó bạn nên sàng lọc cho thật kỹ để muối không bị lẫn sạn khi pha. Lưu ý không nên sử dụng bột canh để làm chanh muối. Trong bột canh ngoài muối ra còn chứa một số phụ gia khác như mì chính… không thích hợp để làm chanh muối.
- Các nguyên liệu, dụng cụ để làm chanh muối phải được vệ sinh sạch sẽ và lau thật khô ráo trước khi ngâm chanh. Bao gồm hũ thủy tinh, nắp đậy, thanh tre…
- Trong quá trình phơi chanh ngoài nắng, nếu trời mưa, ẩm ướt bạn nên mang hũ chanh vào nhà. Tránh không khí ẩm và nước mưa ngấm vào hũ chanh.
- Chanh muối để lâu nước sẽ rất đặc, sánh đậm và có mùi đặc trưng. Dù để thời gian dài nhưng vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng của chanh.
3. Cách pha chanh muối ngon
Nguyên liệu:
- 1 quả chanh muối
- Nước chanh muối
- 1 thìa cà phê mật ong
- 1 thìa đường
- Nước lọc
Cách làm:
- Cắt quả chanh muối ra làm 4 phần và cho vào ly.
- Cho vào ly chanh muối thêm mật ong, đường, nước chanh muối và nước lọc rồi khuấy đều lên.
- Có thể cho thêm một vài miếng ô mai xí muội hoặc vài lát quất (tắc) để tăng phần hương vị.
Bạn có thể dùng nước nóng để pha chanh muối nếu muốn uống nóng hoặc cho thêm đá nếu muốn uống chanh muối mát lạnh.
4. Một số lưu ý khi dùng chanh muối
Chanh muối mang nhiều lợi ích đến cho sức khỏe, tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau:
- Không nên uống chanh muối khi đang đói. Tính axit trong chanh sẽ làm cho dạ dày của bạn bị cào ruột, nôn nao.
- Những người đang mắc bệnh dạ dày hay viêm loét dạ dày nên hạn chế sử dụng chanh muối.
- Không nên quá lạm dụng chanh muối hoặc sử dụng trong thời gian dài.
- Chanh muối ngâm sau ít nhất 1 tháng mới đem ra sử dụng.
- Khi uống chanh muối nên pha loãng với nước. Nên dầm nát quả chanh để tận dụng tối đa công dụng của quả chanh.
Chanh muối là một thức uống tốt cho cơ thể. Uống chanh muối giúp giải khát, thanh lọc cơ thể và bù nước rất tốt. Mỗi gia đình đều nên làm sẵn một hũ chanh muối trong nhà để dùng khi cần thiết. Hi vọng cách làm chanh muối trên đây sẽ giúp bạn có một bình chanh muối ngon và chất lượng. Mùa nắng nóng đang đến dần, đừng quên ghé thăm chuyên mục Món ngon mỗi ngày để học thêm nhiều công thức pha chế đồ uống thơm ngon, bổ dưỡng và giải khát cực ngon nhé. Chúc các bạn thành công!
Ngọc Phạm tổng hợp