Và cách làm thơ 7 chữ này còn rất phổ biến ở Việt Nam vào thời kỳ Bắc thuộc, chủ yếu được những cây bút quý tộc quyền quý sử dụng. Cùng cachlam.com.vn ngược dòng thời gian để tìm hiểu thêm nhiều hơn về thể loại thơ 7 chữ này các bạn nhé!
1. Khái niệm về cách làm thơ 7 chữ 4 câu – Thất ngôn tứ tuyệt
Cách làm thơ 7 chữ phổ biến với 2 thể loại, đó là “Thất ngôn tứ tuyệt” và “Thất ngôn bát cú”. Vậy thất ngôn tứ tuyệt nghĩa là thể loại thơ gì?
Thất ngôn tứ tuyệt (七言四絶) với “thất” là 7, “ngôn” là chữ, “tứ” là 4, “tuyệt” có nghĩa là tuyệt diệu (hoặc cũng có nghĩa là ngắt hay dứt câu). Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt chính là bài thơ chỉ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ mà vẫn diễn tả đầy đủ ý nghĩa sâu sắc của tác giả gửi gắm vào nên mới được gọi là thơ tứ tuyệt (nghĩa là 4 câu thơ tuyệt diệu).
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được ra đời vào thế kỉ XII từ thời nhà Đường ở Trung Quốc. Thế nên, nó còn có tên đầy đủ là “Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật”. Đặc trưng của thể thơ này là mỗi bài thơ chỉ có 4 câu mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
2. Luật làm thơ Thất ngôn tứ tuyệt
Thơ tứ tuyệt có 2 thể là luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng. Mỗi thể đều có một “Bảng Luật” được coi như “công thức” căn bản mà người làm thơ phải tuân theo. Trong đó, “Trắc” là ký hiệu T hoặc t; “Bằng” là ký hiệu B hoặc b.
- Bằng (huyền, không)
- Trắc (sắc, nặng, hỏi, ngã)
2.1. Cách làm thơ 7 chữ theo luật “Trắc vần Bằng”
Thơ tứ tuyệt luật “Trắc vần Bằng” – 3 vần (không đối) với Bảng Luật:
- T – T – B – B – T – T – B (vần)
- B – B – T – T – T – B – B (vần)
- B – B – T – T – B – B – T
- T – T – B – B – T – T – B (vần)
Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau. Ví dụ như bài thơ “Quê tôi thời thơ ấu” của tác giả Hoàng Thứ Lang như sau:
Thuở ấy tuy còn tuổi ấu thơ,
Mà sao vẫn nhớ đến bây giờ,
Xuân về nũng nịu đòi mua pháo,
Để đón giao thừa thỏa ước mơ.
2.2. Luật làm thơ 7 chữ “Bằng vần Bằng”
Thơ tứ tuyệt luật “Bằng vần Bằng – 3 vần (không đối) với Bảng Luật:
- B – B – T – T – T – B – B (vần)
- T – T – B – B – T – T – B (vần)
- T – T – B – B – B – T – T
- B – B – T – T – T – B – B (vần)
Các chữ cuối của các câu 1-2-4 bắt buộc phải cùng vần với nhau. Ví dụ như bài thơ “ Bánh trôi nước” của nhà thơ Hồ Xuân Hương như sau:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non,
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
3. Cách làm thơ 7 chữ 4 câu theo Đường luật và Cổ phong là gì?
Cách làm thơ 7 chữ 4 câu theo Đường luật và Cổ phong được hiểu như sau:
- Thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật: là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Quốc, có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng.
- Thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong: nghĩa là không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
- Quy định tính theo hàng ngang: nghĩa là tiếng thứ hai của câu thứ nhất là tiếng quan trọng, nó quy định luật cho toàn bài. Nếu tiếng thứ 2 mang thanh B thì luật của toàn bài là luật B.
- Niêm: Được tính theo hàng dọc, các câu phải niêm với nhau (giống nhau).
- Vần: Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.
- Bốn câu trong bài theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.
- Còn một cách khác là theo Hàn luật. Những bài thơ chữ Nôm thường được gọi là thơ Hàn luật.
4. Cách sắp xếp vần điệu khi làm thơ 7 chữ 4 câu Thất ngôn tứ tuyệt
Vần điệu của bài thơ là cách xếp đặt các tiếng trong câu thơ sao cho êm tai và dễ đọc, khiến cả bài thơ có âm hưởng du dương trầm bổng như nhạc điệu. Sắp xếp vần điệu bài thơ gồm 3 phần chính như sau:
- Nhịp điệu: thơ Đường luật theo nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa.
- Âm điệu: nên làm theo chính luật để bài thơ có âm điệu êm tai trầm bổng.
- Vần điệu: nên gieo vần ở cuối các câu 1-2-4-6-8 xen kẽ tiếng không có dấu và tiếng có dấu huyền để bài thơ khi đọc lên nghe du dương và trầm bổng như điệu nhạc.
Khi mới bắt đầu học cách làm thơ 7 chữ, các bạn nên cố gắng gieo vần chính vận trước, sau khi đã biết cách gieo vần nhuần nhuyễn các bạn có thể làm thơ theo thông vận và theo luật bất luận.
Nếu muốn bài thơ có âm điệu hay thì tiếng thứ 4 và tiếng thứ 7 của những câu thơ luật trắc vần bằng không nên dùng trùng một thanh bằng. Nghĩa là nếu tiếng thứ 4 không dấu thì tiếng thứ 7 phải dấu huyền và ngược lại.
Tuy nhiên, nếu không tìm được từ nào khác có ý nghĩa hay hơn thì các bạn vẫn có thể dùng trùng một thanh bằng cũng được mà vẫn không sợ bị sai luật thơ.
Trên đây, cachlam.com.vn vừa tóm lược một vài thông tin quan trọng về những cách làm thơ 7 chữ 4 câu – Thất ngôn tứ tuyệt đơn giản dành cho các bạn tham khảo. Các bạn cần nắm rọ những cách giao vần, luật thanh thì mới có thể làm được những bài thơ hay và đúng ngữ pháp nhé. Chúc các bạn thành công với những vần thơ hay, lãng mạn và tràn đầy ý nghĩa.
Bích Tuyền