1. Cách làm mứt vỏ thanh trà dẻo ngon ngày Tết
1.1. Hướng dẫn 2 cách làm mứt từ vỏ quả thanh trà
Có 2 cách làm mứt từ vỏ quả thanh trà rất đơn giản. Trong bài viết sau đây, Cachlam.com.vn sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng công thức thực hiện, cùng theo dõi nhé.
1.1.1. Cách làm mứt vỏ thanh trà thứ nhất
- Sau khi cắt thanh trà để ăn, phần vỏ ngoài cùng bạn hãy đem đi rửa sạch. Rồi sau đó, đem cắt khúc khoảng 1cm.
- Sau đó thái thành từng sợi dài sao cho đẹp mắt. Bạn không nên cắt mỏng quá vì khi rim mứt vỏ thanh trà sẽ dễ bị cháy. Đem trộn đều toàn bộ phần vỏ thanh trà đã cắt với đường theo tỉ lệ tùy ý.
- Đợi trong khoảng 30 phút để đường ngấm vào thanh trà và rim trên ngọn lửa nhỏ. Đảo đều cho đến khi phần đường sệt lại, ngả sang màu vàng cánh gián thì nhấc xuống.
- Tiếp tục đảo đều cho đến khi phần mứt khô se lại, thế là đã xong một mẻ mứt thanh trà rồi.
1.1.2. Cách thứ hai làm mứt vỏ quả thanh trà
- Có nhiều người thì chế biến cầu kỳ hơn một chút. Bạn có thể bỏ tất cả phần vỏ đã cắt vào nồi, đổ ngập nước và bỏ thêm chút phèn chua để khử vị đắng của vỏ thanh trà rồi đun sôi trong thời gian khoảng 5 – 10 phút.
- Sau khi nấu sôi, thì vớt thanh trà ra, vắt nước để giảm bớt đi vị hăng, nồng của vỏ rồi để ráo. Rồi tiếp tục xả thêm khoảng 3 – 4 lượt nước nữa, vắt nước, để ráo.
- Cho đường vào trộn đều với phần thanh trà đã được sơ chế. Tùy theo sở thích của mỗi người mà bạn cho đường ít hay nhiều, sau 30 phút là có thể đem rim trên chảo.
- Lửa rim mứt không được quá nóng, để lửa liu riu và đảo đều để đường có thời gian ngấm vào thanh trà.
- Khi thấy phần đường đã bắt đầu sệt lại là bạn có thể nhắc xuống, tiếp tục đảo cho đến lúc thanh trà khô hẳn là hoàn tất.
- Mứt thanh trà sau khi ăn vào ban đầu sẽ có vị ngọt của đường nơi đầu lưỡi. Khi nhai có hương nồng nhẹ dịu của thanh trà, khi nuốt vào đến cổ lại có vị thanh rất đặc biệt.
- Mứt vỏ thanh trà không quá mềm, cũng không quá dẻo. Nếu bỏ vào túi bóng thì có thể bảo quản được rất lâu. Những ngày mưa gió chuyển mùa, lấy mứt thanh trà ra đãi bạn thì không còn gì ấm lòng hơn.
1.2. Các công dụng của thanh trà đối với sức khỏe
1.2.1. Cung cấp chất dinh dưỡng cao
Thanh trà là loại trái cây ít calo và cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, rất bổ dưỡng. Theo như các chuyên gia nghiên cứu, trong 149 gam thanh trà sẽ bao gồm:
- Calo: 70
- Carb: 18 gr
- Protein: 1 gr
- Chất xơ: 3 gr
- Vitamin A: 46% giá trị hàng ngày ( DV )
- Vitamin B6: 7% của DV
- Folate – vitamin B9: 5% DV
- Magie: 5% DV
- Kali: 11% DV
- Mangan: 11% DV
Folate và Vitamin B6 có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất năng lượng và hình thành tế bào máu. Magie và Kali sẽ rất cần thiết cho chức năng của hệ thần kinh và cơ bắp. Cũng như Mangan hỗ trợ sức khỏe và chuyển hóa xương. Ngoài ra, chứa một lượng nhỏ Vitamin C, Thiamine – vitamin B1, Vitamin B2, đồng, sắt, canxi và photpho.
1.2.2. Các hợp chất thực vật
Thanh trà cung cấp rất nhiều Carotenoids. Đây là chất có tác dụng chống oxy hóa. Carotenoids đã được chứng minh là có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm và bảo vệ, chống lại các bệnh về mắt.
Đặc biệt, Carotene còn giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, bao gồm ung thư đại trực tràng và phổi. Hơn nữa, rất giàu các hợp chất Phenolic, có thể giúp bảo vệ chống lại một số bệnh, bao gồm cả bệnh tiểu đường.
1.2.3. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Trái thanh trà có thể tăng cường sức khỏe của tim do nồng độ vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cao. Đặc biệt, kali và magie của chúng rất cần thiết cho việc điều hòa huyết áp và hoạt động của các động mạch. Các hợp chất carotenoids và phenolic của chúng cũng có thể bảo vệ và chống lại bệnh tim bằng cách giảm viêm và ngăn ngừa tổn thương tế bào.
Carotenoids có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch của bạn. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim và tử vong liên quan đến bệnh tim. Vì trên thực tế, các nghiên cứu đã tiết lộ rằng những người ăn nhiều thực phẩm giàu carotene sẽ giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim so với những người ăn ít thực phẩm này
1.2.4. Chống ung thư, tăng cường trao đổi chất, có đặc tính chống viêm
Một số nghiên cứu cho thấy rằng chất chiết xuất từ da, lá và hạt của quả thanh trà có tác dụng chống ung thư. Chẳng hạn, một nghiên cứu về ống nghiệm cho thấy chiết xuất từ vỏ quả thanh trà đã ức chế đáng kể sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư bàng quang ở người.
Thanh trà có thể cải thiện sức khỏe trao đổi chất bằng cách giảm mức chất béo trung tính, lượng đường trong máu và insulin. Insulin là một loại hormone giúp di chuyển lượng đường trong máu vào các tế bào để sử dụng làm năng lượng.
Viêm mãn tính có liên quan rất nhiều đến nhiều tình trạng sức khỏe, bao gồm bệnh tim, bệnh não và bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã cho thấy quả thanh trà có đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Ngoài ra, các nhà khoa học đã cho thấy chiết xuất từ thanh trà đã làm giảm viêm do chế độ ăn uống nhiều đường. Đặc biệt là giúp giảm đáng kể lượng nội độc tố, một loại chất gây viêm trong gan.
1.2.5. Thanh trà đa năng và hảo hạng
Trái thanh trà có vị ngọt nhưng hơi chua. Bạn hãy chắc chắn những quả thanh trà bạn chọn đã chín hoàn toàn, vì chưa đủ độ chín sẽ bị chua. Những quả chín sẽ chuyển sang màu vàng cam, sáng và mềm khi chạm vào. Thanh trà hợp với rất nhiều món ăn. Nhưng loại trái cây này lại không giữ được lâu. Vì vậy, nếu bạn muốn bảo quản chúng thì hãy thông qua việc đóng hộp hoặc biến chúng thành các loại mứt Tết và thạch.
1.3. Ai nên ăn mứt quả thanh trà? Bà bầu có ăn được hay không?
Dựa trên các tác dụng phong phú của thanh trà đã được kể bên trên. Vậy ai nên và không nên ăn mứt thanh trà? Bà bầu có ăn mứt thanh trà được không?
Nhìn chung, mứt thanh trà khá là lành tính nên bà bầu có thể ăn được. Chỉ có một lưu ý là không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt với những người mắc bệnh dạ dày và các bệnh về đường tiêu hóa thì nên hạn chế ăn để không khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
2. Cách làm mứt từ vỏ quả bưởi Thanh Trà xứ Huế
2.1. Nguyên liệu
Để làm mứt vỏ bưởi Thanh Trà dẻo ngon, trước tiên chúng ta chuẩn bị nguyên liệu chính là vỏ bưởi. Ngoài ra còn cần một vài phụ gia khác:
- 2 vỏ bưởi Thanh Trà (Việc chọn vỏ bưởi là hết sức quan trọng. Tốt nhất nên chọn vỏ bưởi càng xanh càng tốt để khi làm xong nó vẫn giữ nguyên được màu sắc bắt mắt. Tuy nhiên bên cạnh màu sắc, người chế biến vẫn phải đảm bảo hương thơm đặc trưng của vỏ bưởi.)
- 1kg đường phèn
- 1/2 thìa cà phê muối
- 200 ml rượu trắng
2.2. Cách làm mứt vỏ quả bưởi Thanh Trà đặc sản Huế
- Đối với vỏ bưởi, rửa sạch với nước và cắt thành những khúc nhỏ dài vừa ăn. Ngâm vỏ bưởi vừa thái được vào nước muối khoảng 10-12 tiếng. Trong quá trình ngâm cần đảm bảo nước ngập đủ vỏ bưởi. Bạn cần chuẩn bị một chiếc bát to để đè chặt vỏ bưởi, giúp nó ngấm đều nước muối.
- Việc ngâm vỏ bưởi với nước muối giúp loại bỏ được tinh dầu cay nồng trong vỏ, dễ dàng làm món mứt hơn.
- Sau khi ngâm vỏ bưởi với nước muối, bạn vớt vỏ bưởi ra một chiếc rổ nhỏ, vắt kiệt nước. Tiếp tục cho vào nồi nước đun sôi khoảng 10 phút. Vớt vỏ bưởi ra đợi nguội rồi tiếp tục dùng tay vắt kiệt nước. Nếm thử một miếng vỏ bưởi nếu không còn vị cay nồng thì vỏ bưởi đã được.
- Nếu vẫn còn vị hăng cay của tinh dầu thì chưa thể dùng làm mứt được. Tiếp tục ngâm bưởi 10 phút với rượu trắng để loại bỏ hoàn toàn mùi đặc trưng của vỏ bưởi.
- Sau đó chuẩn bị một cái chậu sạch, đổ vỏ bưởi vào, đổ toàn bộ số đường phèn đã chuẩn bị vào chậu. Trộn đều lên và để ủ qua đêm.
- Sáng hôm sau, khi đã thấy vỏ bưởi đủ ngấm đường, bạn tiến hành sao khô để làm mứt. Chuẩn bị một cái chảo lòng rộng, cho vỏ bưởi đã ngâm với đường vào đổ thêm vào đó một chút rượu trắng.
- Đun sôi với lửa nhỏ và đảo đều tay đến khi cạn khiến đường cô đặc bám vào miếng vỏ bưởi. Lưu ý là trong quá trình đun, việc đảo đều tay rất quan trọng giúp đường bám đều và miếng mứt được chín hơn.
3. Cách ăn mứt vỏ quả thanh trà tự làm đúng cách tại nhà
Nhìn chung, thanh trà chỉ cần rửa sạch và lăn cho quả mềm là có thể ăn cả vỏ. Với thanh trà chín thì có vị ngọt còn thanh trà hơi cứng thì có vị chua nhẹ. Tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn quả chín hoặc hơi cứng để ăn. Bạn không nên ăn quá nhiều thanh trà trong một lần ăn. Mỗi một lần chỉ nên ăn từ 100 gr đến 200 gr là được. Bạn nên ăn thanh trà vào khoảng thời gian giữa hai bữa chính để đạt được tối đa hiệu quả dinh dưỡng. Với mứt làm từ vỏ quả thanh trà, bạn cũng thực hiện theo các lưu ý tương tự.
Mỗi khi vào mùa thanh trà, sau khi ăn thì nhiều người sẽ gom vỏ thanh trà còn tươi nguyên, thái mỏng và cất vào ngăn đông tủ lạnh. Để đến những ngày tiết trời se se lạnh, đem ra làm mứt, rồi ngồi quây quần bên bếp lửa đảo đảo, rim rim, dậy lên mùi vị quê hương. Thì chắc chắn sẽ không còn gì tuyệt vời bằng. Còn chần chừ gì mà không thử cách làm mứt vỏ thanh trà ngay đi nào!
Bích Tuyền