1. Những thông tin cần biết về thơ lục bát
Cách làm thơ lục bát không quá khó, nhưng không phải ai cũng có thể tự làm thể thơ này. Lục bát là một thể thơ nổi tiếng của Việt Nam. Thể thơ này thuộc dòng văn học dân gian, và chưa xác định được ra đời ở thời điểm nào cụ thể. Đặc trưng của thể thơ này là có một cặp câu trong đó câu đầu 6 âm tiết, câu sau 8 âm tiết, được phối vần và số câu không hạn chế.
Quy tắc làm thơ lục bát đúng chuẩn phải đáp ứng tiếng thứ 2, 6, 8 mang thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, còn lại tự do. Ngoài ra, đuôi câu 8 tiếng phải hợp vần với tiếng thứ sáu của câu 8 tiếng. Mặt khác, nếu tiếng thứ sáu của câu 8 tiếng là thanh ngang, thì tiếng thứ 8 phải thanh huyền.
Vần của thơ lục bát gồm 2 loại chính: (1) Vần chính (âm giống nhau); (2) Vần thông (âm na ná).
Tuy về mặt quy tắc yêu cầu rất khó, nhưng trong thể thơ này luôn có biến thể. Ở đó người viết có thể viết sai về niêm luật, thậm chí thừa tiếng.
Ví dụ:
Con vua thì được làm vua
Con sãi ở chùa, thì quét lá đa.
Ở đó câu thơ lục bát trên hiệp vần sai khi vần “ua” ở tiếng thứ 6 câu 6 không hiệp với tiếng thứ 6 câu 8. Tuy nhiên người ta vẫn xem trên là thơ lục bát đúng.
2. Hướng dẫn cách làm thơ lục bát đơn giản nhất
Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, để làm được một bài thơ hay ở bất kỳ thể thơ nào cũng rất khó. Bởi thơ là thể loại đòi hỏi người viết phải sống, trải nghiệm, rung động, xúc cảm… trước cuộc sống, con người, sự vật, hiện tượng… Đó là chưa kể để làm đúng quy tắc thơ lục bát cũng rất khó. Vì thế trong phần 2 bài viết này Cachlam.com.vn sẽ hướng dẫn cách làm thơ lục bát đơn giản nhất dành cho các em học sinh.
2.1. Cần biết luật thanh khi làm thơ lục bát
- Hai câu lục và câu bát không thể thiếu để làm nên bài thơ lục bát hoàn chỉnh. Và quy tắc luật thanh người làm thơ cần nắm là: nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Trong đó các tiếng thứ một, ba và năm có thể là những tiếng tự do còn tiếng thứ hai, bốn và sáu phải tuân theo quy tắc.
- Cụ thể ở câu lục ta gieo theo trình tự các tiếng hai – bốn – sáu là thanh Bằng – Trắc – Bằng.
- Tại câu bát ta gieo theo trình tự các tiếng hai – bốn – sáu – tám là Bằng – Trắc – Bằng – Bằng.
Ví dụ:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Như vậy ở câu lục ta thấy gieo đúng “Bằng – Trắc – Bằng”. Ở câu bát gieo đúng” Bằng – Trắc – Bằng – Bằng”.
Tuy nhiên vẫn có trường hợp biến thể. Tạo nên sự “độc đáo” hơn, dù không đúng quy tắc trên.
Ví dụ:
Chào em cô gái áo vàng
Làm anh mơ màng mà chẳng nói tên.
Ở câu thơ này, câu lục vẫn gieo đúng “Bằng – Trắc – Bằng”. Nhưng câu bát gieo “Bằng – Bằng – Trắc -Bằng”.
2.2. Làm thơ lục bát gieo vần thế nào?
Thơ lục bát khác với các thể thơ khác ở chỗ cho phép người viết gieo nhiều vần trong câu chứ không nhất thiết là chỉ được gieo một vần duy nhất. Chính ưu điểm này giúp cách làm thơ lục bát trở nên dễ dàng hơn, và bài thơ có nhịp điệu, dễ đọc, dễ thuộc hơn hẳn.
Ví dụ Truyền Kiều:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.
Ở đó chúng ta thấy vần “a” được gieo ở 3 chỗ: ta, là, mà”. Vần “au” gieo ở 3 chỗ: nhau, đau, và dâu (là vần thông na ná nhau).
Tuy nhiên vẫn có biến thể về cách gieo vần. Cụ thể vần cuối câu sáu không nhất thiết gieo cùng vần thứ sáu câu tám. Ví dụ:
Chờ em chờ tới ngày mai
Dù cho mãi mãi vẫn chung một lòng.
2.3. Cách ngắt nhịp khi làm thơ lục bát
- Thông thường thơ lục bát sẽ được ngắt nhịp chẵn 2/2/2 ở câu lục. Nhịp 4/4 ở câu bát.
- Một số trường hợp sẽ được tác giả đổi qua nhịp 3/3 hoặc 3/5… để nhấn mạnh ý hơn.
Ví dụ:
Ngày xuân/ con én/ đưa thoi,
Thiều quang chín chục/ đã ngoài sáu mươi..
Cỏ non/ xanh tận/ chân trời,
Cành lê trắng/ điểm một vài/ bông hoa.
Ở ví dụ trên ta sẽ thấy câu cuối sẽ được ngắt nhịp 3/3/2. Vì ở đó tác giả muốn nhấn mạnh chữ “điểm” – tức ngụ ý mới một vài bông hoa. Chúng ta không thể ngắt nhịp 4/4, vì đọc “cành lê trắng điểm”, chúng ta sẽ không hiểu “trắng điểm” là trắng thế nào?
2.4. Ví dụ bài thơ lục bát hay tặng thầy cô ngày 20/11
Tôi về thăm mái trường xưa
Bao nhiêu kỷ niệm như vừa mới đây
Pha sương mái tóc cô thầy
Bảng đen phấn trắng… còn đây căn phòng
Con đò neo đậu bến sông
Đưa đàn em nhỏ ấm nồng yêu thương
Bằng lăng tím rụng cuối đường
Phượng buồn nỗi nhớ vấn vương níu hè
Ríu ran chim hót cành me
Cánh diều mơ ước ta về tuổi thơ
Bên trang giáo án từng giờ
Lặng thầm thầy vẫn đưa đò qua sông
Ngoài sân vương sợi nắng hồng
Chuyến đò tri thức mênh mông tình thầy.
Như vậy chúng tôi vừa hướng dẫn cách làm thơ lục bát đơn giản. Với cách làm này bất kỳ ai cũng sẽ có thể trở thành “nhà thơ” với những bài thơ của riêng mình. Dù rằng để làm được một bài thơ hay sẽ rất khó, nhưng cũng đừng quá bận lòng chuyện đó. Bởi quan trọng hơn là tình cảm mình gửi gắm qua thơ như thế nào. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp các bạn tự sáng tác nên những vần thơ lục bát đầy ý nghĩa của riêng mình.
Đức Lộc